Hoa đậu biếc khô

480.000  450.000 

  1. Thành phần: 100% hoa đậu biếc sấy khô.
  2. Trọng lượng: 1000 gram
  3. Công dụng:
  • Các nghiên cứu đã được tiến hành trên cây đậu biếc cho thấy nó có nhiều công dụng trong y học cổ truyền ở châu Á, Indonesia và Trung Đông. Hoa đậu biếc chứa blue- proanthocyanidin là một chất chống oxy hóa mạnh. Các flavonoid tương tự được tìm thấy trong quả việt quất và quả mâm xôi, được biết đến là chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với vitamin C và E. Nó giúp điều hòa dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt, cải thiện thị lực, hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, chữa lành tổn thương võng mạc, tốt cho người cận, viễn hay loạn thị, cải thiện thị lực cho những người làm công việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc máy vi tính và smartphone.
  • Không chỉ thế, các chất này còn giúp cải thiện sức khỏe tế bào bằng cách ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa nguy cơ ung thư và các bệnh mãn tính khác, đồng thời giúp giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa da sớm do chúng có thể làm tăng collagen và độ đàn hồi của các tế bào da.
Danh mục:

Mô tả

 => CHIA SẺ CÔNG THỨC CHẾ BIẾN TỪ HOA ĐẬU BIẾC KHÔ:

  1. TRÂN CHÂU ĐẬU BIẾC:

Nguyên liệu: Bột năng: 150gr (có thể chỉ dùng một mình bột năng mà không cần bột gạo tẻ); Bột gạo tẻ: 20gr; Đường cát trắng: 40gr; 5gr hoa đậu biếc khô; 200ml nước đun sôi còn nóng già.

Cách làm:

– Cho 5gr hoa đậu biếc vào bát.

– Sau đó đổ 200ml nước nóng già vào, đợi khoảng 10 phút thì dùng cái rây lọc lấy nước cốt hoa đậu biếc và bỏ phần bã hoa.

– Trộn đều bột năng, bột gạo tẻ, đường cát trắng với nhau.

– Nước cốt hoa đậu biếc cho lên nồi đun lại cho sôi già, rồi từ từ đổ vào bát bột (lưu ý nước phải thật nóng già mới nhồi được bột, nước nguội hơn sẽ làm cho phần bột lỏng ra không nhào được).

– Vừa đổ vừa khuấy, lúc này bột sẽ có kiểu nửa sống nửa chín và khá nóng, dùng thìa đảo một lúc cho bột bớt nóng rồi đeo bao tay vào nhồi bột. Nếu bột còn dính thì cho thêm bột năng, nhồi đến khi dẻo mịn không dính tay là được, lưu ý không nhào bột khô cứng quá sẽ không vo được viên.

– Bọc bột vào màng bọc thực phẩm, tránh bột bị khô, để bột nghỉ 10 phút rồi đem ra vê viên.

– Vê đến đâu rắc chút bột năng vào các viên bột tránh tình trạng bị dính vào nhau. Có thể đem sấy qua 10 phút ở nhiệt độ 100 độ mở cửa lò hoặc có lò sấy riêng thì sấy ở nhiệt độ thấp hơn sau đó cho vào hộp để ngăn đá tủ lạnh dùng dần

– Đun sôi nồi nước, thả trân châu vào luộc, đợi khi trân châu nổi lên thì đừng vớt ra vội. Hãy tắt bếp đậy vung ủ trân châu trong nồi thêm 30 phút nữa để trân châu được chín hoàn toàn giữ được độ dẻo, dai lâu hơn.

– Sau khi ủ xong 30 phút vớt trân châu ra bát nước lạnh, trân châu nguội tiếp tục vớt ra cái bát, thêm vào chút mật ong hoặc nước đường đậm đặc vậy là xong.

Lưu ý: Trường hợp trân châu để từ sáng tới chiều bị cứng thì cho trân châu vào lò vi sóng quay 15-20 giây là trân châu lại dẻo lại, cố gắng ăn đến đâu luộc đến đó vì luộc nhiều ăn không hết để tủ lạnh sẽ bị cứng.

2. TRÂN CHÂU HOA ĐẬU BIẾC GIÒN:(trân châu thuỷ tinh)

Nguyên liệu:

– Bột rau câu konnyaku: 10gr

– Nước cốt hoa đậu biếc đã hãm: 100ml (hãm khoảng 10 bông với 100ml nước sôi nóng già, lọc lấy nước cốt thu được 100ml). Nước trắng để nguội: 250ml; Đường cát trắng: 100gr đường.

– Một bát nước to có cả đá và nước thật lạnh; 150ml dầu ăn

– Lọ đựng tương cà bằng nhựa có đầu để bóp hoặc dùng xi-lanh ống to.

Cách làm:

– Chuẩn bị một bát to nước đá, có cả nước và đá thật lạnh, đổ 150ml dầu ăn lên bề mặt nước đá trong bát để riêng.

– Trộn bột rau câu với đường, đổ hết phần nước trắng và nước hoa đậu biếc vào nồi, khuấy cho tan, bật bếp chế độ lửa nhỏ vừa, không khuấy để yên cho đến khi sôi lăn tăn. Đợi sôi hẳn khuấy đều, tắt bếp nhấc nồi ra.

– Đợi thạch bớt nóng nhưng cũng không được để nguội quá thạch sẽ nhanh đông, dùng muôi múc hỗn hợp thạch vào chai đựng tương cà (mọi người xem hình và mua các siêu thị đều có), hoặc dùng xi lanh to để bơm đều được, vì thạch dễ đông cứng nên thao tác cần nhanh chóng, chai đựng thạch có phần vòi để bóp thạch ra từ từ hạ chai vào bát nước đá.

– Không nên bóp mạnh quá dễ làm thạch phun thành dòng, cứ từ từ bóp thật nhẹ nhàng vào những chỗ có dầu nổi lên mặt nước, thạch sẽ đông lại thành viên trước khi chìm xuống nước và nguội hẳn.

– Nhớ nhỏ cách nhau giữa viên thạch trước và sau để tránh tình trạng hai viên dính vào nhau, nếu trong quá trình làm đá tan thì thêm đá vào, luôn luôn giữ nước thật lạnh hạt trân châu mới tròn được.

Mới đầu chưa quen tay sẽ bị lỗi khó bóp thành từng giọt, thậm chí phun thành dòng và hạt trân châu chưa được tròn đều nhưng làm vài lần sẽ quen, cứ nhẹ nhàng từ từ. Ai mới làm lần đầu có thể sử dụng dụng cụ bơm xi lanh loại to sẽ dễ hơn bóp chai. Xi lanh này mua ở hiêu thuốc, loại to nhất.

– Làm lần lươt cho đến hết, chỗ thạch còn lại trong nồi luôn giữ ấm nóng tránh bị đông. Sau khi xong rửa lại thạch dưới vòi nước nhiều lần cho hết dầu ăn, vắt một ít nước cốt chanh bóp nhẹ nhàng cũng làm thạch sạch dầu ăn hơn.

– Rửa sạch xong trộn với ít siro đường, hoặc nước đường đậm đặc là xong.

Image result for phát cuồng với trà đậu biếc

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hoa đậu biếc khô”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *